Tên cơ sở đào tạo:                    Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Tên Chương trình đào tạo:      Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy

Ngành đào tạo:                         Quy hoạch vùng và đô thị      Mã số:  7580105

Chuyên ngành:                          Quy hoạch vùng và đô thị

Hình thức đào tạo:                    Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

1.1. Mục tiêu

1.1.1. Mục tiêu chung:

- Chương trình  đào tạo Quy hoạch vùng và đô thị nhằm đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, kiến trúc sư ngành Quy hoạch vùng và đô thị, có phẩm chất chính trị và đạo đức, có ý thức phục vụ xã hội, có kiến thức và năng lực hành nghề tương xứng với trình độ Kiến trúc sư, có sức khỏe, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về chuyên ngành Quy hoạch và các công việc liên quan đến Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.

- Có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong các ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Quản lý Đô thị và công trình hoặc một số ngành khác thuộc khối ngành Kiến trúc, Quy hoạch để đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

1.1.2. Mục tiêu cụ thể:

Về phẩm chất:

- Đào tạo Kiến trúc sư ngành Quy hoạch vùng và đô thị có phẩm chất chính trị và đạo đức trong sáng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trung thành với lợi ích của dân tộc.

- Có hoài bão, say mê nghề nghiệp, được đào tạo và có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

- Có tinh thần trách nhiệm, có sự hợp tác trong công việc.

Về kiến thức:

- Có kiến thức sâu về chuyên ngành, có khả năng thiết kế chuyên sâu về Quy hoạch xây dựng vùng; Quy hoạch xây dựng đô thị; Quy hoạch xây dựng nông thôn; Quy hoạch xây dựng khu chức năng v.v.., có khả năng thiết kế và tham gia thiết kế các chuyên ngành: Quy hoạch, Thiết kế đô thị, Bảo tồn di sản,... nắm vững kiến thức các chuyên môn khác.

- Hiểu biết những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, đường lối quốc phòng toàn dân và các kiến thức về  pháp luật khác.

- Có ý thức và phương pháp rèn luyện thân thể để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

1.2. Chuẩn đầu ra

1.2.1. Yêu cầu về kiến thức

Khối kiến thức giáo dục đại cương: Bao gồm 17 học phần (33TC) trong đó: các học phần bắt buộc của Bộ gồm 07 học phần (17TC); các học phần bắt buộc của Trường gồm 06 học phần (8TC) và các học phần của Ngành gồm 04 học phần (8TC). Trong đó:

- Kiến thức nền tảng chung: Cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản và tiếp cận với ngành học;

- Kiến thức phương pháp luận: Cung cấp những kiến thức tư duy logic, phương pháp khoa học v.v…

- Kiến thức nhân sinh quan, thế giới quan: Cung cấp những kiến thức nhìn nhận hệ tư tưởng; hệ thống chính trị, pháp luật v.v…

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Bao gồm 133TC trong đó: Kiến thức cơ sở ngành (25 học phần, 50TC); Kiến thức ngành (19 học phần, 41TC); Kiến thức chuyên ngành (10 học phần, 30TC) và ĐATN (12TC)

- Kiến thức cơ sở ngành: Nắm được các kiến thức cơ sở ngành, kiến thức và kỹ năng nhập môn quy hoạch xây dựng

- Kiến thức ngành: Nắm được các kiến thức bổ trợ của các ngành liên quan như mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường.

- Kiến thức chuyên ngành: Nắm được các kiến thức chuyên ngành   bao gồm các lý thuyết quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị, kiến trúc cảnh quan, sinh thái và môi trường đô thị. Áp dụng các lý thuyết chuyên ngành để thực hiện các đồ án, từ thiết kế công trình kiến trúc đến quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn; quy hoạch hệ thống đô thị hoặc các khu chức năng v.v…

- Đồ án tốt nghiệp: Thực hiện một đồ án Quy hoạch xây dựng theo nhóm hoặc độc lập với đầy đủ các yêu cầu thực tế. Trình bầy và bảo vệ đồ án trước Hội đồng tốt nghiệp.

1.2.2. Yêu cầu về kỹ năng

Có các kỹ năng và khả năng đề xuất các giải pháp quy hoạch thông qua thể hiện đồ án, viết thuyết minh, trình bầy báo cáo, bảo vệ các ý tưởng, giải pháp trước Hội đồng nghiệm thu.

1.2.2.1. Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng lập luận, phát hiện, đặt vấn đề; giải quyết vấn đề và phản biện khoa học.

1.2.2.2. Khả năng biện luận và giải quyết vấn đề: Có khả năng biện luận, phân tích các luận điểm, luận cứ, luận chứng khoa học để giải quyết vấn đề.

- Phát hiện và Định dạng vấn đề: Có khả năng phát hiện, xác định các vấn đề.

- Xây dựng Chiến lược để giải quyết vấn đề: Có khả năng đưa ra các phương án giải quyết và xây dựng được chiến lược, kế hoạch giải quyết vấn đề.

- Liên kết nhiều Nguồn lực khác nhau để giải quyết vấn đề hiệu quả: Có khả năng huy động và liên kết các nguồn lực phong phú và đa dạng để cùng nhau giải quyết vấn đề đạt hiệu quả nhất.

1.2.2.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: Có khả năng tự chủ động cập nhật các kiến thức, khả năng tổng hợp các kiến thức, phản biện kiến thức hiện tại để nghiên cứu phát triển bổ sung kiến thức

- Tìm kiếm, sưu tập tài liệu, phân tích nội dung văn bản, tài liệu liên quan: Có khả năng tìm kiếm và sưu tầm các nguồn tài liệu phong phú qua nhiều kênh thông tin, khả năng tiếp cận hệ thống và phân tích, xử lý các văn bản, tài liệu liên quan.

- Hình thành các giả thuyết khoa học: Có khả năng phản biện các kiến thức hiện tại, giả định các giả thuyết khoa học để xem xét, giải quyết vấn đề.

- Điều tra bằng Trải nghiệm (điền dã): Có khả năng đi thực địa, điều tra thu thập thông tin, số liệu hiện trạng và phỏng vấn, khảo sát điều tra xã hội học.

- Phân tích các dữ liệu và làm báo cáo: Có khả năng phân tích, xử lý các dữ liệu đầu vào và tổng hợp thành báo cáo.

1.2.2.4. Khả năng tư duy hệ thống: Có khả năng tư duy, logic hóa vấn đề, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ theo phương pháp tiếp cận hệ thống.

- Phân tích vấn đề theo logic; so sánh, phân tích với các vấn đề khác và nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ: Có khả năng tư duy, phân tích logic, hình thành các phương án so sánh dưới nhiều góc độ khác nhau để lựa chọn phương án tối ưu nhất.

- Nhận diện, phân tích các dạng hệ thống và phương thức: Có khả năng nhận diện các vấn đề từ đó phân tích, lựa chọn phương thức giải quyết vấn đề phù hợp nhất.

- Kết hợp các kiến thức liên ngành để phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển của lĩnh vực nghiên cứu: Biết tổng hợp và tích hợp các kiến thức liên ngành; nắm rõ mối tương quan giữa các vấn đề và tìm ra xu hướng phát triển, giải quyết vấn đề.

1.2.2.5. Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh, ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề: Có khả năng nhận biết bối cảnh xã hội, bối cảnh toàn cầu hóa và am hiểu các tác động của ngoại cảnh đến đặc thù nghề nghiệp.

- Hiểu được vai trò, trách nhiệm của các kiến trúc sư trong xã hội: Nhận biết được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của Kiến trúc sư Quy hoạch trong xã hội.

- Hiểu tác động của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội đối với ngành nghề: Nhận biết mối quan hệ tác động hai chiều giữa ngành nghề và xã hội.

- Hiểu các vấn đề và những yêu cầu mới được đặt ra về chuyên ngành trong bối cảnh toàn cầu: Nhận biết các vấn đề, các yêu cầu mới cần được xem xét, giải quyết của ngành nghề trong bối cảnh, xu thế phát triển mới.

1.2.2.6. Kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc: Nhận biết được bối cảnh tổ chức, hiểu và tôn trọng văn hóa của đơn vị, nắm được mục tiêu chiến lược cũng như vị thế của đơn vị.

- Hiểu và tôn trọng văn hóa của đơn vị làm việc: Nắm được và thực hiện theo các nội quy, quy định, văn hóa ứng xử của tổ chức, đơn vị làm việc.

- Nhận thức bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp…): Nhận diện đặc điểm và bối cảnh làm việc khác nhau của từng tổ chức, đơn vị để từ đó thích nghi với từng nhiệm vụ, công việc được phân công trong từng mô hình tổ chức khác nhau.

- Hiểu được cơ cấu và chức năng của các tổ chức khác nhau: Nhận biết được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức đơn vị khác nhau.

1.2.2.7. Kỹ năng nhận thức thiết kế: Có khả năng nhận thức, dự báo, đưa ra các phương án dựa trên nhu cầu của xã hội; xác định được các mô hình, cấu trúc sẽ áp dụng

- Xác định, dự báo nhu cầu của xã hội và những thách thức, cơ hội cho người thiết kế: Có khả năng dự báo các nhu cầu của xã hội cũng như xác định được những thuận lợi, khó khăn, các thách thức, cơ hội đối với KTS Quy hoạch khi thực hiện công việc.

- Xác định cấu trúc, chức năng để xây dựng các phương án: Có khả năng xác định cấu trúc, các phân khu chức năng để từ đó đưa ra các phương án và lựa chọn được phương án tối ưu nhất.

- Xác định mô hình áp dụng: Có khả năng xác định, phân tích và lựa chọn vận dụng mô hình quy hoạch phù hợp.

- Phát triển kế hoạch: Có khả năng phát triển từ các kịch bản, chiến lược thành các kế hoạch hành động cụ thể.

1.2.2.8. Kỹ năng thiết kế: Có khả năng thiết kế, đưa ra các ý tưởng, xây dựng các phương án, kịch bản khác nhau

- Định dạng thiết kế: Có khả năng đưa ra các ý tưởng, phương án khác nhau và lựa chọn, xác định được phương án tối ưu nhất.

- Lập kế hoạch các bước thiết kế và tiếp cận: Có khả năng xây dựng kế hoạch, lộ trình các bước thiết kế và tiếp cận thực hiện.

- Hiểu thiết kế liên ngành: Có hiểu biết và tích hợp được các kiến thức liên ngành để vận dụng thiết kế.

- Đánh giá thiết kế để đạt được đa mục đích: Có khả năng đánh giá các phương án thiết kế để lựa chọn được phương án tối ưu đa mục đích.

1.2.2.9. Kỹ năng Triển khai: Có khả năng triển khai chi tiết, cụ thể các ý tưởng, các phương án thiết kế

- Thiết kế các bước để triển khai: Có khả năng xây dựng được các bước triển khai chi tiết công việc.

- Lên kế hoạch cho triển khai Phần chung: Có khả năng triển khai các công việc Phần chung, phối hợp  nhóm cùng thực hiện công việc.

- Lên kế hoạch cho triển khai Phần riêng: Có khả năng triển khai các công việc độc lập, riêng lẻ sau khi đã phối hợp, thực hiện xong phần công việc chung của nhóm.

- Lên kế hoạch tích hợp Phần chung và Phần riêng: Có khả năng triển khai, rà soát tích hợp, khớp nối những nội dung công việc của Phần chung và Phần riêng.

- Kiểm tra và Xác nhận: Có khả năng kiểm tra chéo các công việc của Phần riêng và Xác nhận sự khớp nối của các Phần riêng với Phần chung.

- Quản lý việc Triển khai: Có khả năng quản lý quá trình triển khai để đạt hiệu quả tối ưu.

1.2.2.10. Kỹ năng Vận dụng: Có khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức và kỹ năng được đào tạo để giải quyết vấn đề

- Tối ưu hóa việc vận dụng kiến thức: Có khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức và kỹ năng để đạt hiệu quả tối ưu. 

- Lập kế hoạch vận dụng: Có khả năng xây dựng kế hoạch để vận dụng các kiến thức, kỹ năng được đào tạo trong thực tiễn.

- Quản lý việc vận dụng: Có khả năng quản lý việc vận dụng các kỹ năng, giải quyết hợp lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

- Biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng mới: Có khả năng cập nhật, vận dụng được những kiến thức mới, kỹ năng mới.

1.2.2.11. Kỹ năng tự chủ: Có khả năng tự chủ trong học tập, quản lý thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả đồng thời biết phân tích, đánh giá kỹ năng của các cá nhân khác.

- Biết áp dụng quá trình tư duy: Có khả năng áp dụng tư duy logic để tự chủ động hình thành các ý tưởng, các phương án.

- Sắp xếp kế hoạch công việc khoa học và hợp lý: Có khả năng chủ động sắp xếp các công việc một cách khoa học và tự quản lý hợp lý quỹ thời gian.

- Học và tự học, tự nghiên cứu suốt đời: Có khả năng duy trì tự học tập, tự nghiên cứu, tự cập nhật các kiến thức chuyên môn.

1.2.2.12. Kỹ năng làm việc nhóm: Có khả năng tạo lập nhóm, kỹ năng phối hợp, duy trì hoạt động và phát triển nhóm; nhận biết được năng lực, khả năng của mỗi thành viên để phát huy hiệu quả nhóm.

- Xây dựng, tổ chức, điều hành nhóm làm việc hiệu quả: Có khả năng tổ chức, tạo lập nhóm, điều tiết các hoạt động nhóm để đạt hiệu quả nhất. 

- Quản lý và đóng góp trong quá trình làm việc nhóm: Có khả năng cùng nhau đóng góp, xây dựng, quản lý vận hành các hoạt động nhóm đảm bảo công bằng, khách quan và hiệu quả.

1.2.2.13. Kỹ năng quản lý và lãnh đạo: Có khả năng điều khiển, phân công và đánh giá các hoạt động của một tập thể; đàm phán, thuyết phục và đưa ra các quyết định có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật.

- Điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể: Có khả năng điều tiết, biết phân công các công việc phù hợp với năng lực của tổ chức và cá nhân đồng thời có khả năng đánh giá kết quả và hiệu quả của các hoạt động nhóm.

- Phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác: Có khả năng tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt, thuận lợi với các đối tác.

- Khả năng đàm phán, thuyết phục, đưa ra quyết định trên nền tảng có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật: Có khả năng thương thuyết, đàm phán và thuyết phục tập thể đưa ra các quyết định có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật.

1.2.2.14. Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng lập luận sắp xếp và trình bày ý tưởng, biết giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, có khả năng thuyết trình và giao tiếp với các cá nhân và tổ chức liên quan.

- Sắp xếp được ý tưởng, nội dung giao tiếp và chiến lược giao tiếp: Có khả năng trình bày, sắp xếp mạch lạc, logic các ý tưởng, nội dung giao tiếp và biết xây dựng chiến lược và phong cách giao tiếp.

- Giao tiếp được bằng văn bản, thư điện tử và các phương tiện truyền thông khác: Có khả năng tương tác, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức liên quan thông qua nhiều hình thức như: văn bản, thư điện tử, các phương tiện truyền thông khác. 

- Khả năng thuyết trình, trình bày lưu loát: Có khả năng trình bày mạch lạc, logic và thuyết trình rõ ràng, lưu loát.

1.2.2.15. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ: Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

Tiếng Anh đạt TOEIC 450 điểm, TFC 30, các thứ tiếng khác được quy đổi tương đương.

1.2.2.16. Kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp: Có đầy đủ các kỹ năng và tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp.

- Thể hiện thái độ làm việc chuyên nghiệp trong xã hội và công việc: Có tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp trong mọi nhiệm vụ, công việc được phân công.

- Luôn cập nhật các nghiên cứu và ứng dụng nổi bật trong lĩnh vực làm việc của mình: Có khả năng chủ động cập nhật các kiến thức mới, các nghiên cứu và ứng dụng khả thi trong mọi công việc.

1.2.3. Yêu cầu về thái độ

1.2.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân: Có phẩm chất sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, tự tin, nhiệt tình, chăm chỉ và say mê nghề nghiệp, cảm thông và chính trực.

- Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro: Có phẩm chất sẵn sàng thích ứng với mọi hoàn cảnh, sẵn sàng chấp nhận và đương đầu với mọi khó khăn và rủi ro.

- Chăm chỉ, kiên trì: Có phẩm chất chăm chỉ, kiên trì giải quyết các nhiệm vụ, công việc được phân công.

1.2.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và xã hội: Có hành vi ứng xử chuyên nghiệp, độc lập và chủ động, tôn trọng các cá nhân khác đồng thời có trách nhiệm trong việc giữ gìn trật tự và công bằng xã hội, tuân thủ pháp luật; ủng hộ và bảo vệ giá trị chân - thiện - mỹ, có tư duy sáng tạo và đổi mới.

- Có trách nhiệm với xã hội: Có trách nhiệm trong việc giữ gìn trật tự và công bằng xã hội.

- Tuân thủ pháp luật: Không vi phạm các quy định của Pháp luật.

1.2.4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quy hoạch vùng và đô thị tại trường đại học Kiến trúc Hà Nội có thể làm việc tại các vị trí:

- Tư vấn thiết kế tại các công ty trong nước và quốc tế

- Quản lý và triển khai dự án

- Công tác tại các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành

- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp

- Tham gia làm việc tại các Hội nghề nghiệp

1.2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng học liên thông giữa các ngành để lấy bằng đại học thứ hai.

- Có khả năng tiếp tục học tập sau đại học tại các trường đại học cùng nhóm ngành trong và ngoài nước.

- Có khả năng học tập chuyển đổi linh hoạt trong các lĩnh vực đào tạo có liên quan đến chuyên ngành.

- Có khả năng tự học tập và nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức mới trong công việc.

2. Thời gian đào tạo:

- Thời gian đào tạo: 05 năm, bao gồm 10 học kỳ.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá (tính bằng tín chỉ)

- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 166 tín chỉ

4. Điều kiện tốt nghiệp

Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được Nhà trường xét và công nhận tốt nghiệp:

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

- Tích lũy đủ số học phần quy định cho CTĐT;

- Điểm TBCTL của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

- Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng – an ninh và hoàn thành các học phần Giáo dục thể chất.

5. Thang điểm

Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần

- Điểm đánh giá bộ phận, điểm quá trình (QT) và điểm thi kết thúc học phần (KT) được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần tính lẻ đến 0,5 điểm.

- Điểm học phần được tính theo quy định tại Điều 21 của Quy chế này,  làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:

       + Loại đạt:             A (8,5 - 10)          Giỏi  

                                       B (7,0 - 8,4)         Khá

                                       C (5,5 - 6,9)         Trung bình

                                       D (4,0 - 5,4)         Trung bình yếu

       + Loại không đạt: F (dưới 4,0)         Kém

6. Cấu trúc chương trình

6.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Bao gồm 17 học phần (33TC) trong đó: các học phần bắt buộc của Bộ gồm: 07 học phần (17TC); các học phần bắt buộc của Trường gồm: 06 học phần (8TC) và các học phần của Ngành gồm 04 học phần (8TC).

6.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Bao gồm 133 TC trong đó: Kiến thức cơ sở ngành (25 học phần, 50TC); Kiến thức ngành (19 học phần, 41TC); Kiến thức chuyên ngành (10 học phần, 30TC) và ĐATN (12TC).